Theo Drewry, việc hãng tàu bán tài sản cho thấy sự tự tin không cao và việc bán cổ phần bến container gần đây cho thấy các hãng tàu cần dự trữ tiền mặt lớn hơn trước đợt hạn hán tài chính. Việc bán cổ phần bến của CMA CGM và MSC, đỉnh là Yang Ming với hơn 30% bến container ở Kaohsiung vào tháng 12, cho thấy thắt chặt hơn dự kiến. GIP (Global Infrastructure Partners) trả 1,9 tỷ USD cho 35% TIL (Terminal Investment Limited), cho thấy trị giá tổng thể 5,4 tỉ USD cho một khoản đầu tư xếp dỡ 12,1 triệu TEU trong năm 2011. China Merchants Holdings International (CMHI) trả khoảng 500 triệu USD cho 49% cổ phần của CMA CGM Terminal Link (TL), tương đương với giá trị tổng thể khoảng 1 tỷ USD cho khoản đầu tư xếp dỡ được 5,5 triệu TEU trong năm 2011. Rõ ràng là giá trị cảng và bến hiện đang trong khoảng 10-12 x EBITDA - khác xa với những ngày hào hùng giữa những năm 2000 vượt quá 20 x EBITDA. Tuy nhiên, các giao dịch gần đây cho thấy cả TL và TIL đều có lợi nhuận – các nhà đầu tư sẽ không bỏ khoản tiền khó kiếm được cho cái không sinh lời. Giả sử các giao dịch TIL và TL quanh mức giá thị trường hiện tại, CMA CGM và MSC có thể bán tại một thời điểm tương đối tốt - những ngày của 20 x bội số định giá không thể trở lại trong thời gian dài - nếu có. Các hãng tàu sẽ vẫn chịu áp lực đáng kể huy động tiền mặt trong năm 2013 và năm sau nữa vì các điều kiện khó khăn trong hoạt động cốt lõi; do đó họ sẽ tập trung vào những hoạt động và tài sản không cốt lõi như bến. Bán cổ phần bến chắc chắn sẽ thu được một khoản tiền mặt. Đối với những đối tác khác, lượng tiền mặt có được liên tục từ việc tiếp tục nắm giữ và vận hành bến có thể được xem như một giải pháp tốt hơn để ổn định kết quả.
Theo http://www.vinalines.com.vn |